Điện mặt trời độc lập (Off-Grid)

Hiện nay tại một số nơi ở nước ta chưa kéo được hệ thống điện lưới, chi phí kéo điện lưới cao hay điện lưới không ổn định. Dẫn đến tình trạng mất điện, điện chập chờn hoặc không có điện. Để khắc phục vấn đề này có rất nhiều người sử dụng giải pháp dùng máy phát điện. Giải pháp này có thể giải quyết được vấn đề trước mắt nhưng mang lại rất nhiều hạn chế như: Tiêu thụ nhiều nguyên liệu, phải dự trữ nguyên liệu, phụ thuộc giá thành nguyên liệu, chất lượng điện cho ra không đạt, máy móc khó vận hành và bảo trì, ô nhiễm môi trường,… Trong khi đó giải pháp hệ thống điện mặt trời độc lập (Off-Grid) có rất nhiều ưu điểm và tiện lợi.

1. Vậy hệ thống điện mặt trời độc lập là gì?

Hệ thống điện mặt trời độc lập là hệ thống chuyển hóa điện năng từ năng lượng mặt trời thông qua tấm pin quang điện. Điện năng tạo ra được lưu trữ trực tiếp trên ắc quy. Hệ thống hoạt động độc lập mà không cần điện lưới.

Đặc điểm hệ thống:

  • Độc lập với lưới điện.
  • Dễ dàng nâng cấp hệ thống phù hợp với nhu cầu.
  • Inverter công nghệ cao bảo vệ thiết bị toàn diện.
  • Inverter hoạt động hoàn toàn tự động để tối ưu hoá mức năng lượng được tạo ra.
  • Dễ dàng theo dõi qua điện thoại.

2. Nguyên lý hoạt động hệ thống điện mặt trời độc lập.

hệ thống điện năng lượng trời độc lập (off-grid)
hình ảnh hệ thống điện năng lượng trời độc lập (off-grid)

Các tấm pin năng lượng hấp thụ bức xạ mặt trời chuyển đổi thành dòng điện một chiều (DC). Dòng điện (DC) này được dẫn qua Inverter. Lúc này inverter làm nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện (DC) thành dòng điện (AC) đủ cung cấp cho tải tiêu thụ. 

  • Khi công suất sinh ra từ hệ thống điện mặt trời lớn hơn công suất tiêu thụ của thiết bị, phần điện (DC) dư được truyền đến hệ thống bình ắc quy lưu trữ.
  • Khi công suất sinh ra từ hệ thống điện mặt trời nhỏ hơn công suất tiêu thụ của thiết bị, phần điện thiếu hụt được Inverter bù lại bằng lượng điện lưu trữ trong bình ắc quy.

Với nguyên lý hoạt động độc lập hoàn toàn. Hệ thống điện mặt trời độc lập được ứng dụng rộng rãi trên nhiều vùng tại nhiều quốc gia. Ứng dụng cụ thể cho các vùng không có điện lưới, vùng hải đảo xa xôi. Vùng có điện nhưng không ổn định.

3. Hệ thống điện mặt trời độc lập cơ bản bao gồm:

Tấm pin năng lượng mặt trời
hình ảnh Tấm pin năng lượng mặt trời
hình ảnh bộ ineverter độc lập
hình ảnh bộ ineverter độc lập
  • Hệ thống lưu trữ (ắc quy)

4. Ưu nhược điểm của hệ thống điện mặt trời độc lập.

4.1. Ưu điểm.

  • Độc lập: với hệ thống không nối lưới bạn không còn phải tuân theo các điều khoản và chính sách của công ty điện.
  • Không lo mất điện: Khi điện lưới mất bạn vẫn có điện. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với những người có tình trạng sức khoẻ cần thiết bị điện thường xuyên.
  • Không có hoá đơn tiền điện: Bạn sẽ không  cần phải đóng tiền điện hàng tháng nữa sau khi bạn ra khỏi lưới điện bằng sử dụng năng lượng mặt trời.
  • Tận dụng tối đa diện tích mái nhà: những tấm pin được lắp đặt trên mái giúp làm mát mái, tạo nét thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Sản xuất điện ngay cả khi trời lạnh, ít nắng: Các tấm pin mặt trời vẫn không ngừng hấp thụ ánh nắng và chuyển hóa thành điện năng để tiêu thụ.
  • An toàn cho người sử dụng: Giảm tối đa trường hợp nổ, cháy do sét, trời mưa, nắng gắt.
  • Nâng cao đời sống, thương hiệu: Đối với hộ gia đình: Luôn đảm bảo nguồn điện sinh hoạt. Đối với doanh nghiệp: Thu hút vốn đầu tư, đối tác và khách hàng.
  • Dễ dàng di chuyển và lắp đặt: Với đặc thù như cái tên điện năng lượng mặt trời độc lập, bạn có thể di chuyển, nâng cấp và lắp đặt hệ thống một cách dễ dàng
  • Góp phần bảo vệ môi trường: Cứ 20 kW công suất điện mặt trời giảm được 16.82kg khí CO2 tương đương 244 cây xanh hấp thụ trong 1 tháng.
  • Tuổi thọ hệ thống cao: đầu tư 1 lần sử dụng đến 30 năm.
  • Luôn làm chủ nguồn điện.
4.2. Nhược điểm.

Việc cài đặt một hệ thống độc lập có một số nhược điểm. Dưới đây là một vài lý do bạn cân nhắc về việc lắp đặt hệ này:

  • Chi phí ban đầu cao: Nếu bạn ngắt kết nối hoàn toàn khỏi điện lưới, bạn sẽ cần nguồn năng lượng dự phòng khi mặt trời không sáng. Thêm một số pin sạc dự trữ và / hoặc máy phát điện làm tăng chi phí năng lượng mặt trời của bạn.
  • Lưu trữ năng lượng mặt trời hạn chế: lưu trữ năng lượng bị hạn chế. Trong một vài ngày thời tiết nhiều mây, bạn có thể hết nguồn điện dự trữ.

5. Bạn có nên chọn lắp đặt hệ thống điện mặt độc lập hay không?

Để trả lời được câu hỏi này bạn cần biết rõ mục đích chính của bạn khi muốn ra khỏi lưới điện là gì? khi đó bạn sẽ có ý tưởng tốt hơn về việc có nên lắp đặt hệ thống độc lập hay không?

Mặt khác, nếu bạn chỉ muốn tiết kiệm tiền bằng cách tự tạo ra điện, bạn có thể muốn xem xét một Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới.

6. Hệ thống điện mặt trời độc lập Off-grid phù hợp với điều kiện nào?

  • Những vùng không có điện lưới
  • Chi phí kéo điện và giá điện cao.
  • Những khu vực có nguồn điện không ổn định, thường xuyên bị mất.
  • Những gia đình sử dụng hệ thống nhà thông minh Smart home.

7. 05 yếu tố tạo nên hệ thống điện mặt trời độc lập chất lượng.

  • Công suất phù hợp: Công suất điện mặt trời ≥ công suất tiêu thụ.
  • Hiệu suất cao: Phụ thuộc vào các tấm pin năng lượng mặt trời và bộ chuyển đổi (Inverter).
  • Quy trình lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đúng quy cách.
  • Phụ kiện lắp đặt đạt tiêu chuẩn, an toàn và tiết kiệm chi phí.
  • Thiết kế hệ thống và thi công đảm bảo dễ kiểm tra, vệ sinh.

Shome solar tập trung vào Nhu cầu – Chất lượng – Uy tín. nhằm đáp ứng và thoả mản nhu cầu đa dạng của khách hàng 1 cách tốt nhất.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *