Nhà máy điện mặt trời sản lượng lớn

Nhà máy điện mặt trời sử dụng pin mặt trời là hệ thống điện mặt trời với quy mô lớn sử dụng rất nhiều tấm pin được lắp đặt trên mặt đất hoặc mặt nước để sản sinh lượng điện lớn hòa vào lưới điện Quốc gia, công suất của các nhà máy điện mặt trời rất đa dạng tùy vào quy mô xây dựng.

1.Điện mặt trời ở việt nam

Điện mặt trời ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện mặt trời cùng với điện gió đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch.

Những ưu đãi về đầu tư xây dựng nhà máy và giá bán điện cho Điện lực Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vì thế, tuy chỉ bắt đầu xây dựng nhà máy điện mặt trời từ năm 2015, đến giữa năm 2019 đã có vài trăm dự án có công suất lắp máy từ 20 đến 250 MW đã hoặc sắp hoàn thành. Theo EVN tính tới ngày 30/5/2019 đã có 47 dự án điện mặt trời với tổng công suất 2.300 MW được đấu nối vào lưới điện quốc gia.

Nhược điểm của điện mặt trời là điện năng chỉ được tạo ra khi có ánh sáng mặt trời, và công suất phát ra thay đổi liên tục theo mức ánh sáng. Vùng thuận lợi cho đặt nhà máy cũng thường cách xa vùng tiêu thụ. Điều này làm cho lưới điện phải bố trí dẫn truyền điện, và có kế hoạch điều hòa nguồn phát thích hợp để đảm bảo năng lượng cho các phụ tải tiêu thụ.

2. Việt Nam trở thành cường quốc năng lượng mặt trời.

Theo số liệu của hãng Rystad Energy năm 2019 vừa qua cho thấy. Sản lượng điện mặt trời của Australia tăng trưởng gấp 4 lần(từ 600MW lên 2.7GW). Trong khi Việt Nam tăng tới 400 lần( từ 10MW lên 4GW).

sự phát triển của điện năng lượng mặt trời ở việt nam

Việt Nam trở thành cường quốc năng lượng sạch

Hơn 60% sản lượng điện mặt trời của Việt Nam thuộc những dự án mới hòa vào lưới điện quốc gia. Trong tháng 6/2019 khi các nhà đầu tư cố gắng hoàn thành trước ngày 30/6 để được nhận ưu đãi thuế. Hãng Rystad đặc biệt nhấn mạnh thời gian hoàn thành dự án điện mặt trời bình quân tại Việt Nam là 275 ngày, một tốc độ được đánh giá là cực kỳ nhanh.

Riêng từ 6 tháng năm 2019. Có tới gần 90 nhà máy điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Chiếm khoảng 10% công suất điện cả nước. Ninh Thuận vừa có thêm nhà máy điện mặt trời trị giá 1.200 tỷ đồng, khi mới đây, nhà máy điện mặt trời Phước Hữu do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Vịnh Nha Trang là chủ đầu tư đã hoàn thành.

Theo tính toán, nhà máy điện mặt trời này sẽ cung cấp vào hệ thống điện quốc gia 106 triệu kWh/năm, tương đương khoảng gần 59.000 hộ dân sử dụng. Để nâng cao công suất, nhà máy đã sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời sử dụng công nghệ PERC, hệ thống giá đỡ, máy biến áp của Đức.

Theo chuyên gia phân tích David Dixon của Rystad Energy:”Không nhiều chuyên gia có thể dự đoán được sản lượng điện mặt trời của Việt Nam lại vượt Australia vào gia năm. Năng lực phát triển điện mặt trời của Việt Nam vượt qua cả kịch bản dự đoán tích cực nhất của chúng tôi”. Với hơn 4 GW điện mặt trời, Rystad đánh giá Việt Nam là một “cường quốc năng lượng mặt trời trong khu vực Đông Nam Á“.

3. Xu hướng cho nhà máy điện mặt trời trên thế giới.

Các quốc gia thống kê có công suất tính bằng Gigawatt (con số đầu) và tỷ lệ điện năng mặt trời trong tổng điện năng quốc gia (con số thứ hai) như sau: Nước Đức (35,65 GW; 5,3%), Ý (18 GW; 9%), Trung Quốc (17,7 GW; 0,1%), Nhật (11,86 GW; 0,8%) và Hoa Kỳ (11,42 GW; 0,3 %)

Từ nay đến năm 2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng 10-12% mỗi năm, do vậy, từ 2018 nguồn cung cấp điện bổ sung khả quan nhất là điện mặt trời, bởi các lý do sau:

  • Việt Nam là đất nước có bức xạ mặt trời thuộc nhóm tốt nhất thế giới.
  • Cơ chế cho điện mặt trời đã được tháo gỡ bởi Quyết định 11 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Thủy điện lớn đã hết, các thủy điện nhỏ hiệu quả thấp và ảnh hưởng môi trường.
  • Điện hạt nhân tại Ninh Thuận đã khai tử vì không an toàn.
  • Nhiệt điện thì nhiên liệu bị cạn kiệt và tăng giá, ô nhiễm môi trường.

4.Một số hình ảnh nhà máy điện mặt trời trên thế giới.

  1. Dầu tiếng – Tây Ninh – Việt Nam
    nhà máy điện năng lượng mặt trời Dầu Tiếng - Việt Nam
    Dầu Tiếng – Việt Nam
  2. Bhadla-solar – Ấn Độ
    nhà máy điện năng lượng mặt trời bhadla-solar - Ấn Độ
    bhadla-solar – Ấn Độ
  3. Solar-star – MỸ
    nhà máy điện năng lượng mặt trời Solar-star - Mỹ
    Solar-star – Mỹ
  4. Datong Solar Power Top Runner Base – Trung Quốc
    Datong Solar Power Top Runner Base - Trung Quốc
    Datong Solar Power Top Runner Base – Trung Quốc

5. Shome Solar định hướng phát triển nhà máy điện mặt trời:

 

  • Đầu tư và hợp tác đầu tư các dự án Điện mặt trời tại Ninh Thuận công suất từ 50 MW
  • Đầu tư và hợp tác đầu tư các dự án Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao tại các tỉnh thành Việt Nam, công suất 1-50 MW
  • Shome Solar mong muốn hợp tác với những đối tác phù hợp để bổ sung năng lực và cộng hưởng giá trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *